Nhà phân phối độc quyền led Osram - Opulight

Ngày nay đèn rọi ray đã trở thành một trong những loại Đèn phổ biến nhất. Người ta dùng đèn rọi ray để chiếu sáng và trí trí không gian nội thất trong nhà, cũng như lắp đặt tại các cửa hàng cà phê, cửa hàng thời trang, trong trưng bày nghệ thuật ,...Tuy nhiên rất nhiều người tiêu dùng vẫn không biết cách lắp đặt, thay thế đèn rọi ray như thế nào. Vậy hãy cũng HBG tìm hiểu nhé

1. Ưu điểm nổi bật của đèn rọi ray trong không gian   

Ngày nay bạn có thể thấy đèn rọi ray ở khắp mọi nơi, tác các khu vực có diện tích lớn, nhỏ khác nhau. Điều gì đã làm cho đèn rọi ray được yêu thích và sử dụng nhiều đến vậy? Cùng HBG tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của đèn rọi ray nhé
  • Nhớ cấu tạo có thêm một thay ray gắn trung gian giữa đèn và tường mà đèn rọi ray có thể dễ dàng di chuyển, thay đổi góc và hướng chiếu sáng bằng cách trượt theo thanh ray. Một điều đặc biệt là ngoại cấu tạo có thêm thanh ray đèn còn được thiết kế thêm hai khớp quay thông minh có thể điều chỉnh theo nhu cầu, sở thích của chủ nhà về góc chiếu sáng. Sự linh hoạt, dễ chuyển hướng của đèn cung cấp những ánh sáng mới lạ, không nhàm chán, vì mỗi góc chiếu sáng khác nhau sẽ tạo nên một các giác khác biệt. 
  • Bộ nguồn tản nhiệt của đèn rọi ray được cấu tạo từ chất liệu hợp kim nhôm, thiết kế thêm các rãnh sâu giúp cho quá trình thoát nhiệt ra môi trường diễn ra nhanh chóng, tối ưu nhát, không làm nóng bóng đèn, kéo dài thời gian sử dụng cho đèn.

  • Đèn có nhiều màu ánh sáng như tráng, vàng trung tính.  Bạn có thể lựa chọn màu đèn và hiệu suất tùy thuộc vào nhu cầu, diện tích không gian cần chiếu sáng và phong cách kiến trúc của khu vực đó.
  • Khả năng chiếu sáng tập trung vào một điểm, chiếu rọi sản phẩm tại các phòng triển lãm nghệ thuật, khu vực cần tôn lên sự nổi bật của cửa hàng, Showroom thời trang, … Bên cạnh đó đèn cũng được lắp đặt tại các không gian sang trọng, rộng lươn như nhà hàng, khách sạn, hoặc được lắp đặt để chiếu sáng không gian, nội thất trong nhà. Người ta dùng đèn rọi ray để làm nổi bật vật thể trang trí, tôn vinh lên vẻ đẹp của chúng cũng như tạo điểm nhấn cho các khu vực không gian.

  • Cấu tạo của đền được sử dụng hoàn toàn các chất liệu không gây hại cho môi trường.Vỏ đèn được làm từ chất liệu hợp kim nhôm, bên ngoài được sơn tĩnh điện giúp hạn chế quá trình oxi hóa, tránh cho các tác động của môi trường bên ngoài như bụi bẩn, nước tiếp xúc trực tiếp với đèn.
  • Chỉ số hoàn màu cao, CRM của đèn Led rọi ray thường lớn hơn 85Ra tích hợp thêm thấu kính trong cung cấp chất lượng ánh sáng hoàn hảo, không gây tổn hại đến thị lực người sử dụng. 

2. Các bước lắp đặt, thay thế đèn rọi ray tại nhà

Đèn led rọi ray có thể hoạt động hết công suất và sử dụng lâu dài được hay không thì việc lắp đặt đèn rọi ray là một trong những yếu tố quyết định. Nếu lắp không đúng cách sẽ vô tình khiến tuổi thọ cũng như hiệu suất chiếu sáng của đèn bị giảm đi đáng kể.

2.1. Cấu tạo của bộ đèn rọi ray và phụ kiện đi cùng

Phần chân đèn rọi ray:

Đèn rọi ray có cấu tạo gồm hai phần chính là thân đèn và đèn đèn. Đế đèn được chia làm hai phần chính yếu là
  • Phần Thứ nhất: Đầu tiên là thiết bị dẫn điện từ thanh ray đến đèn rọi ray, thiết bị này là theo phần chân của đèn được làm từ chất liệu đồng. Phần chân đồng này chính là phần giúp cho đèn rọi ray có thể di chuyển , trượt trên thanh ray. Phần chân đồng cũng có thể điều chỉnh bằng khớp xoay được lắp ráp ở đèn
  • Phần Thứ hai: Phần chân giữ (hay còn gọi là khớp giữ đèn) đây là bộ phận cũng có thể thay đổi vị trí dựa vào nút xoay được lắp đặt sẵn ở phần đế đèn rọi ray có tác dung giữ cố định đèn rọi ray trên thanh ray.

Đế lắp đèn rọi ray:

Đế lắp đèn rọi ray là một phụ kiện chiếu sáng đặc biệt, nó có tác dụng tương tự như thanh ray là phần để kết nối đèn với tường. Những điểm khác biệt của phụ kiện chiếu sáng này là là không thể lắp được nhiều đèn lên như thanh rây, một phụ kiện chỉ có thể lắp một đèn rọi ray. Phụ kiện đế lắp đèn rọi ray được sử dụng trong các khu vực có diện tích nhỏ, hẹp, không có đủ không gian để lắp thanh ray, hoắc ở những vị trí khó như góc cạnh của tường
Phụ kiện chiếu sáng đế lắp đèn rọi ray đã được lắp dây để có thể sẵn sàng kết nối với nguồn điện, đế đèn cũng được lắp đặt hai thanh đồng dẫn điện, thiết kế này giúp cho việc lắp đặt và sử dụng đèn trở nên thuận tiện, tiện lợi hơn rất nhiều.
Đế lắp đèn rọi ray thường có dạng hình tròn, màu sắc chủ yêu là màu đèn và trắng

Thanh ray

Mọi người đều biết thanh ray là phần dùng để gắn kết đèn rọi ray và tường, nhưng ít ai để ý răng nó cũng là bộ phận cung cấp dòng điện cho đèn. Thanh ray được thiết kế 2 đầu: đầu thứ nhất kết nối với nguồn điện, để dẫn điện về thanh ray; đầu thứ hai được bịt nhựa và có thể dễ dàng tháo ra để lắp đèn hoặc nối dài các thanh ray với nhau làm tăng diện tích thanh ray

Các khớp nối:

Mục đích chính của sử dụng các khớp nối là dùng để nối các thanh ray lại hoặc có thể thay đổi hình dạng thanh ray theo ý muốn của người sử dụng

2.2 Hướng dẫn 6 bước lắp đặt đèn rọi ray tại nhà

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần dùng để lắp đặt
Chọn mua đèn rọi ray phù hợp với mục đích sử dụng và diện tích của khu vực cần lắp đặt. Chọn mua thanh ray phù hợp với số đèn cần lắp lên đó. Lưu ý là số khớp nối ray sẽ bằng đúng số đèn cần lắp trên thanh ray
Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ cho quá trình lắp đặt như kìm, đinh, tua vít, máy khoan, bút thử điện...
  • Bước 2: Đảm bảo toàn bộ nguồn điện phải được ngắt kết nối trước khi lắp đặt

Trước khi lắp đặt đèn bạn phải chắc chắn rằng tất cả nguồn điện trong nhà đã được tắt. Nếu không trong quá trình tiến hành lắp đặt sẽ dễ xảy ra các tai nạn về điện. Đây là bước mà bạn không được phép quên.
  • Bước 3:  Xác định vị trí cần lắp đặt của thanh ray hoặc đế đèn và cố định nó
Vì đèn rọi ray thường được lắp đặt đặt ở trên trần nhà hoặc những vị trí cao nên việc lắp đặt , tháo rời sẽ có chút khó khăn và tốn công sức. Viếc xác định vị trí lắp đặt trước sẽ giúp đèn được lắp đúng vị trí mong muốn của chủ nhà và tiết kiệm thời gian thay đổi, di chuyển đèn.
Cách lắp thanh ray hoặc đế đèn ngồi: phần thân ray hoặc đế đèn rọi ray thông thường sẽ được thiết kế hai lỗ để có thể dễ dàng bắt vít
  • Bước 4. Đưa nguồn điện vào trong thanh ray
Như đã nói ở trên thanh ray có cấu tạo gồm 2 đầu. Một đầu của thanh ray để gắn với nguồn điện có tác dụng dẫn diễn vào trong thanh ray, đầu còn lại để lắp đèn rọi ray. Để  thực hiện thao tác này một cách dễ dàng bạn nên sử dụng các dụng cụ như kìm và tua vít
  • Bước 5. Cố định đèn rọi ray vào thanh ray

  • Bước 6: Bật lại nguồn điện và tiến hành kiểm tra đèn hoạt động thế nào

2.3 Những điều cần chú ý khi lắp đặt đèn rọi ray

  • Phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn về điện khi lắp đặt đèn, không dùng chân tay ướt để tiếp xúc trực tiếp nguồn điện, phải tuyệt đối nhớ kỹ ngắt toàn bộ nguồn điện trước khi tiến hành lắp đặt
  • Nên sử dụng các loại đồ bảo hộ trong quá trình lắp đặt.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các phần đèn và phần thanh ray, những đoạn cần nối nguồn điện bằng bút thử điện để chắc chắn rằng không có lỗi kỹ thuật nào xảy ra.
  • Khi lựa chọn nhà cung cấp đèn rọi ray nên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng

3. Địa chỉ cung cấp đèn  rọi ray chính hãng, giá tốt ở đâu?

HBG công ty cung cấp các loại đèn led trang trí và thiết bị chiếu sáng nhập khẩu chính hãng từ các thương hiệu lớn như đèn led opulight, đèn osram, đèn opple,.. sẽ đáp ứng tối đa các yêu cầu của quý khách hàng, HBG luôn  cung cấp đầy đủ chế độ bảo hành, chế độ hậu mãi tốt nhất.
✅Đèn rọi ray hay còn gọi là đèn thanh ray- thiết bị chiếu sáng kết hợp trang trí được yêu thích hiện nay. Đèn rọi ray được thiết kế kiểu dáng hiện đại, tinh tế, cung cấp ánh sáng trung thực
4.75 sao của 2284 đánh giá
Hướng Dẫn  Cách Lắp Đặt Đèn Rọi Ray Đơn Giản Tại Nhà
Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Đèn Rọi Ray Đơn Giản Tại Nhà
Tin tức Tư vấn miễn phí 098.228.2111 Số 18TT6.2 Khu Đô Thị Ao Sào, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai,Hà Nội
098.228.2111
Gọi điện098.228.2111